Chủ Đề : 12D
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT & VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
GIỮ GÌN TÍNH NHÂN VĂN TRONG THẾ GIỚI ẢO
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT & VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
GIỮ GÌN TÍNH NHÂN VĂN TRONG THẾ GIỚI ẢO
– Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong thế giới ảo qua các ví dụ cụ thể.
– Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia thế giới ảo.
1. Ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng
Không gian mạng, được tạo ra nhờ các mạng máy tính, mang lại nhiều lợi ích nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật số và các công cụ giao tiếp trực tuyến đa dạng như email, mạng xã hội, nhắn tin nhanh, hội nghị truyền hình,...
1.1. Thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi
Giao tiếp không bị giới hạn bởi thời gian, địa điểm hoặc khoảng cách, miễn là có kết nối mạng. Ngoài ra, nhờ tính năng giao tiếp không đồng bộ, người tham gia không cần phải có mặt cùng lúc hoặc tại cùng một nơi.
1.2. Mở rộng kết nối xã hội và khả năng tương tác
Không gian mạng cho phép nhiều người tham gia đồng thời, giúp kết nối cả những người không thể giao tiếp trực tiếp. Ví dụ, người khiếm khuyết ngoại hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn có thể dễ dàng giao tiếp mà không cần hỗ trợ. Ngoài ra, môi trường này còn giúp gắn kết những người có cùng sở thích, quan điểm hoặc nhu cầu.
1.3. Tiết kiệm thời gian và công sức hoặc chỉ phí
Nhờ khả năng giao tiếp trực tuyến, không gian mạng giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến di chuyển, ăn ở, và sinh hoạt. Khả năng lưu trữ thông tin trên mạng cũng giúp tiết kiệm công sức và thời gian.
1.4. Có thể cải thiện kĩ năng giao tiếp
Không gian mạng giúp loại bỏ rào cản tâm lý như nhút nhát, e dè. Người dùng tự do thể hiện bản thân và giao tiếp với người khác từ nhiều nơi, từ đó nâng cao kỹ năng nghe, nói, đàm phán và viết.
2. Hạn chế của giao tiếp trong không gian mạng
Bên cạnh những ưu điểm, giao tiếp trong không gian mạng có những hạn chế hoặc gặp phải những vấn đề tiềm ẩn sau đây:
2.1. Thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu tín hiệu cảm xúc
Nhiều phương thức giao tiếp trực tuyến (như email hoặc tin nhắn) không thể truyền tải ngôn ngữ hình thể, âm điệu, hoặc cảm xúc, dẫn đến hiểu lầm hoặc khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, như giả mạo danh tính để lừa người dùng. Tín hiệu phi ngôn ngữ không được truyền tải, nhận diện một cách đầy đủ, tiềm ẩn khả năng thiếu trung thực và độ tin cậy. Ví dụ, tội phạm giả mạo đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân tin cậy để lừa đảo người dùng.
2.2. Giảm hiệu quả giao tiếp
Giao tiếp trong không gian mạng có thể làm giảm kĩ năng viết, sai chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện. Đôi khi giao tiếp thiếu tập trung, bị phân tán, giảm hiệu quả tương tác. Ví dụ, học sinh đang học trực tuyến nhưng bị sao nhãng bởi tin nhắn, email, điện thoại.
2.3. Nghiện Internet
Việc lạm dụng giao tiếp trên mạng dẫn đến sự lười biếng, giảm tương tác trong đời sống thực và khó hòa nhập cộng đồng. Ví dụ, người dùng thường gửi tin nhắn thay vì trò chuyện trực tiếp dù đang ở gần nhau.
Chúng ta đã dành quả nhiều thời gian trên không gian mạng để giao lưu, dẫn đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó hòa nhập với cộng đồng. Giao tiếp trong không gian mạng cũng có thể dẫn đến trải nghiệm giao tiếp kém hiệu quả so với giao tiếp trực tiếp.
2.4. Nguy cơ về bảo mật, quyền riêng tư
Giao tiếp trực tuyến dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân, tấn công mạng hoặc lừa đảo. Những kẻ xấu có thể giả danh hoặc tạo ra thông tin không trung thực, gây khó khăn trong việc xác minh tính chính xác.
2.5. Phụ thuộc vào phương tiện giao tiếp kĩ thuật số
Sự cố như mất kết nối mạng hoặc phần mềm không tương thích có thể làm gián đoạn giao tiếp, dẫn đến chậm trễ, trì hoãn, gián đoạn, mất tính tự nhiên. Ví dụ, đang họp trực tuyến hoặc gửi email do kết nối Internet chập chờn nên thông tin không được truyền tải đầy đủ và đúng cách có thể dẫn đến hiểu lầm, chậm trễ trong công việc. Do đó, giao tiếp trong không gian mạng đòi hỏi sự chú ý trong quản lí tài nguyên mạng, quản lí kĩ thuật chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và ổn định của mạng.
3. Ứng xử nhân văn trong không gian mạng
Luôn nhớ quy tắc nền tảng là "Thế giới ảo, cuộc sống thực". Việc ứng xử nhân văn trên không gian mạng nhằm góp phần tạo ra hiệu ứng xã hỏi tích cực, lan tỏa những giá trị nhân văn. Tính nhân văn và ứng xử nhân văn trong không gian mạng thể hiện qua những khía cạnh sau:
3.1. Hiểu và đồng cảm khi tham gia không gian mạng
- Đồng cảm khi biết tin tức về thiên tai, thảm họa gây thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng con người với đồng bào của mình.
- Cảm thông với người khác và hiểu được những khó khăn mà họ gặp phải. Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được những suy nghĩ, tình cảm, vấn đề của họ. Khi thấu hiểu được người khác, ta sẽ có khả năng giúp đỡ họ hiệu quả hơn.
3.2. Ứng xử có văn hóa, thể hiện tính nhân văn trên không gian mạng
- Không giả mạo danh tính hoặc tiếp tay cho hành vi quấy rối.
- Chia sẻ thông tin chính xác, tôn trọng quyền riêng tư, không công khai thông tin cá nhân khi chưa được cho phép.
- Dùng ngôn ngữ lịch sự, tránh lời lẽ kích động, lăng mạ hoặc phân biệt.
3.3. Ủng hộ và tham gia việc tốt trên không gian mạng
- Ủng hộ, đánh giá cao, ca ngợi sự việc tích cực, người tốt, việc tốt. Vận động ủng hộ và tham gia trực tiếp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại về tài sản vật chất hay tinh mạng trong thiên tai, thảm họa.
- Luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi họ đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ mà đôi khi chỉ là lời động viên chân thành, những tin nhắn an ủi kịp thời, những biểu cảm chia sẻ,... Hỗ trợ nhau là cách xây dựng một cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ, giúp nhau vượt qua khó khăn và cùng nhau phát triển.
- Không thờ ơ với những thông tin về hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ xung quanh mà sẽ tìm hiểu, đánh giá mức độ chính xác của thông tin và đưa ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.
- Kêu gọi người dùng mạng chỉ đăng những thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm chứng, thông tin không vi phạm pháp luật; vận động và lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, không sử dụng từ ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt và mang xu hướng bạo lực, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình, không để các thế lực xấu lợi dụng kích động dẫn đến cực đoan, thái quá, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và người yếu thế trong xã hội, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng. Từ đó góp phần tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, tôn vinh giá trị nhân đạo của con người trên không gian mạng.
3.4. Phê phán và phản đối những việc xấu trên không gian mạng
- Bày tỏ sự không đồng tình và phê phán; phản đối việc bắt nạt, quấy rối.
- Bày tỏ sự không đồng tình, phản đối, phê phán sự việc tiêu cực, người xấu. việc xấu. Phát hiện, phê phán sự việc tiêu cực, cái xấu, người xấu theo cách có văn hoá và đạo đức.
- Không đồng tình và phê phán: lối sống ảo (ngoại hình ào, câu like, khoe khoang); hiện tượng KLO dẫn dắt luồng thông tin tiêu cực, hiện tượng AI làm sai lệch giá trị thông tin thực.
- Phê phán tình trạng người dùng phát tán thông tin không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, vi phạm pháp luật, sử dụng từ ngữ lại căng, tục tĩu, cá biệt....