Chủ Đề : 12E (ICT)
ỨNG DỤNG TIN HỌC
THỰC HÀNH PHẦN MỀM TẠO TRANG WEB
ỨNG DỤNG TIN HỌC
THỰC HÀNH PHẦN MỀM TẠO TRANG WEB
-Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm tạo trang web.
- Tạo được một trang web tĩnh đơn giản gồm một vài thành phần cơ bản:
+ Menu: bảng chọn chính để liên kết đến các trang web tĩnh khác.
+ Content: tiêu đề trang, khung hiển thị các bài viết, ảnh đại diện, mẫu biểu (form).
1. Phần mềm tạo trang web
1.1. Giới thiệu về phần mềm tạo trang web
Phần mềm tạo trang web là công cụ cho phép người dùng tạo ra các trang web một cách dễ dàng mà không cần phải có nhiều kiến thức về lập trình. Phần mềm này thường cung cấp giao diện trực quan và các công cụ kéo thả để người dùng dễ dàng tạo trang web tĩnh (nội dung không thay đổi). Hiện nay, nhiều phần mềm phần mềm trực tuyến như Google Sites, tạo trang web được cung cấp, bao gồm cả Wix.... và phần mềm ngoại tuyến như Adobe Dreamweaver, Mobirise. Các phần thứ mêm trực tuyến không yêu cầu cài đặt, dùng được mọi lúc mọi nơi và dễ dàng chia sẻ, cộng tác khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, phần mềm trực tuyến yêu cầu kết nối mạng và đôi khi chịu ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền kém. Trong khi đó, phần mềm ngoại tuyến cần có chút kĩ năng tin học để cài đặt trên máy tính, song thường có tính năng phong phú, đa dạng hơn.
Dưới đây là một số chức năng cơ bản của phần mềm tạo trang web:
- Tạo, chỉnh sửa và xuất bản trang web: tạo dự án, tạo tệp và bố cục trang web, tệp và xuất bán thành tệp HTML để sử dụng.
- Chỉnh sửa giao diện: tùy chỉnh màu sắc, font chữ, kích thước và kiểu chữ.
- Tạo và chỉnh sửa nội dung: thêm, chỉnh sửa và xóa các phần từ HTML như văn bản, hình ảnh, video, biểu mẫu và nút.
-Tích hợp mẫu có sẵn để người dùng có thể sử dụng vào trang web của họ.
1.2 Các bước tạo trang web bằng phần mềm
Dù tạo trang web với phần mềm trực tuyến hay ngoại tuyến, quy trình tạo website bao gồm các bước sau đây:
- Định hình ý tưởng và phác thảo thiết kế: Bước này người tạo trang web cần tìm hiểu mục đích của trang web, đối tượng sử dụng và nhu cầu, sở thích, trình độ của họ. Từ đó, đưa ra phác thảo thiết kế trang web như bố cục, màu sắc, định hướng nội dung của trang web.
- Chuẩn bị nội dung: Trước khi bắt tay vào tạo trang web, người tạo trang web cần chuẩn bị các tư liệu cần thiết cho trang web như hình ảnh, logo, biểu ngữ và nội dung văn bản cần đưa vào trang web.
- Tạo dự án và các trang web trong dự án: Với bất kì phần mềm tạo trang web nào, ta cũng cần tạo ra một dự án (Project) chứa tất cả các trang web của một website. Các trang web có thể được tạo mới (một trang trắng) hoặc sử dụng các mẫu (theme) có sẵn từ thư viện của phần mềm hoặc từ thư viện sưu tầm được.
Tạo và chỉnh sửa thành phần trang web: Mỗi trang web đều bao gồm văn bản, hình ảnh, video, siêu liên kết,.... Ta có thể sử dụng các chức năng phù hợp để thêm và chỉnh sửa các đối tượng nội dung này một cách logic và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người xem.
- Xem trước và xuất bản: Xem trước trang web giúp ta kiểm tra và phát hiện những thiếu sót (nếu có) của trang web để chỉnh sửa kịp thời. Đảm bảo rằng sau khi xuất bản, website hoạt động trơn tru trên nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau. Xuất bản là bước cuối cùng khi người tạo trang web chọn chức in Công bố (Publish) hoặc Xuất (Export) để tạo ra các tệp tin năng Xuất bản Công HTML và có thể chuyển lên Internet tại một địa chỉ (URL) nào đó. Khi này, người dùng hoàn toàn có thể truy cập vào website.
2. Tạo website và cấu trúc trang web
2.1. Tạo dự án website
Để tạo website, ta cần tạo một dự án trong đó chứa tất cả các trang web của website. Để làm việc này, chọn bắt đầu một site mới bằng menu phù hợp như Start a new site (Bắt đầu một site mới) hoặc Create New Site (Tạo site mới) hoặc New Site (Site mới) tuỳ từng phần mềm. Khi đó, một site được tạo ra. Việc đầu tiên phải làm là đặt tên cho site trong phần Site Name. Sau khi được tạo, với phần mềm trực tuyến, dự án với tên được chọn sẽ được lưu lại trong phần Recent Sites (Trang gần đây) trên máy chủ lưu trữ, với phần mềm ngoại tuyến, ta sẽ cần đặt tên và lưu tệp tin dự ăn trên máy tính.
Một site luôn luôn có trang chủ, là trang đầu tiên hiển thị thông tin tổng quát nhất khi ta truy cập vào website. Ngoài ra, còn có thể có nhiều trang khác. Có thể tạo thêm trang bằng chức năng Create New Page (Tạo trang mới) hoặc biểu tượng dầu từ menu Pages. Trang mới được tạo ra có thể là trang trắng (Blank Page) hoặc có bổ cục, giao diện sẵn có bằng cách chọn từ các Theme có sẵn của phần mềm. Mỗi trang web có thể có một giao diện khác, không nhất thiết phải giống nhau.
2.2. Tạo cấu trúc trang web
Mỗi trang web gồm nhiều thành phần khác nhau, tạm chia thành ba phần chỉnh như sau:
- Phần đầu trang: Phần này thường chứa tiêu đề của trang web, logo của tổ chức, biểu ngữ (banner) và thanh điều hướng. Thanh điều hướng là bảng chọn (menu) chứa các liên kết điều hướng người dùng đến các trang ho thành phần khác của website.
- Phần thân (nội dung): Phần thân chứa toàn bộ nội dung chính của trang web. có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,.... - Phần chân trang: Phần này thường chứa các thông tin liên hệ, bản quyền liên kết tới các trang web khác
• Tạo phần đầu trang
Với phần đầu trang, ta cũng có thể chọn tạo từ đầu hoặc sử dụng các mẫu có sẵn của phần mềm và từ các nguồn khác. Mỗi mẫu sẽ có cách bố cục và màu sắc khác nhau, m có thể thứ áp dụng các theme (mẫu có sẵn) để chọn mẫu phù hợp nhất.
- Các nội dung văn bản như tiêu đề có các ô văn bản (có thể có tên Edit Title) cho phép người dùng nhập tên theo mong muốn. Ta có thể thay đổi kích thước, font chữ, màu sắc và căn chỉnh văn bản theo ý muốn của mình.
- Các nội dung hình ảnh như logo hoặc biểu ngữ (banner) được tải lên từ máy tỉnh cá nhân hoặc lựa chọn từ kho ảnh có sẵn của website hoặc từ một URL trên Internet.
- Các phần mềm đều có chức năng Add logo (Thêm logo) để thêm ảnh làm logo cho trang web. Biểu ngữ được coi là một ảnh thông thường cần đặt vào phần đầu trang, do đó ta có thể chọn Image (Thêm ảnh) để thêm biểu ngữ, tương tự như thêm logo, sau đó đặt ảnh vào vị trí phù hợp.
- Thanh điều hướng của trang web là phần giúp ta chuyển qua lại giữa các trang web trong một website hoặc cung cấp bảng chọn liên kết đến các trang web hoặc nội dung nào đó. Thanh điều hướng có thể được đặt ở phía dưới phần đầu trang hoặc bên cạnh. Một số phần mềm có thể tự động tạo thanh điều hướng, mặc định mỗi trang web trong website tương ứng với một mục. Tà cũng có thể tạo thủ công bằng chức năng Menu của phần mềm. Khi thay đổi tên của một trang web, mục liên kết với trang đó trên thanh điều hưởng cũng thay đổi tên tương ứng. Các mục trên thanh điều hướng có thể có các mục con (submenu, dropdown menu), được tạo ra bằng cách thêm mục con (submenu) hoặc thêm các phần tử con của các trang web. Thông thường, mỗi mục (menu) có thể có nhiều mức (cấp) mục con (submenu), song ta không nên tạo ra quá 3 mức. Khi muốn loại bỏ một mục trong thanh điều hướng, người tạo có thể ẩn hoặc xoá bỏ mục tương ứng.
• Tạo phần thân (nội dung) trang
Phần thân trang chứa các nội dung chính cần hiển thị của website. Phần này có thể được chia thành các khối nhỏ hơn (block) theo nhiều mức phân cấp. Số khối và cách thức sắp xếp các khối trong thân trang web do người tạo trang web quyết định theo ý muốn. Các nội dung có thể đưa vào phần thân như văn bản, hình ảnh/video, trang web khác, nút lệnh, mục lục,... Mỗi loại nội dung đều được phần mềm cung cấp mẫu sẵn, người tạo trang web chỉ cần xác định nội dung phù hợp.
• Tạo phần chân trang
Phần chân trang thường bao gồm các thông tin về thông tin liên hệ, bản đồ, bản quyền và các liên kết đến các trang mạng xã hội, các website liên quan khác. Cá trang web trong một website nên có chung phần chân trang nhằm tạo sự thống nhất.
Các phần mềm đều có riêng khối (block) chân trang (Footer) để người dùng lựa chọn thêm vào phía cuối trang web. Phần chân trang có thể được thiết kế theo ý muốn hoặc lựa chọn từ các mẫu (theme) có sẵn. Ta có thể chèn thêm các nội dung, hình ảnh, liên kết như mong muốn.
3. Thêm nội dung vào trang web
3.1. Tạo nội dung hình ảnh/video
Hình ảnh và video được thêm vào trang web bằng các menu Chèn, sau đó chọn hình ảnh/video (Image/Video) và tìm tới vị trí lưu trữ ảnh để tải lên. Ảnh và video có thể được tài lên từ máy tính hoặc lựa chọn từ các ảnh có sẵn trên thư viện ảnh của phần mềm hoặc tải từ một vị trí khác trên Internet thông qua URL. Ta có thể điều chỉnh các thông số của ảnh và video cùng kích thước (chiều rộng, chiều cao), thêm tiêu đề, màu nền, ánh nến, video nến cho khối này để phù hợp với bố cục trang web. Ta cũng có thể thêm phần văn bản sẽ hiển thị (alt) thay thế nếu ánh hoặc video không tải và hiển thị được.
Nếu muốn hiển thị nhiều hình ảnh, video trên một trang, ta có thể sử dụng các cách bố trí có sẵn của phần mềm như bộ sưu tập (gallery) hoặc thanh trượt (slider) hay băng chuyển hình ảnh (image carousel). Các khối này cho phép xem lần lượt các ảnh/video trong một khối bằng các nút di chuyển sang trái, sang phải ở phía dưới của khung chứa ảnh/video.
Hiện tại, với hạn chế tính năng, các phần mềm tạo trang web không hỗ trợ chèn tệp tin audio trực tiếp vào trang web. Thay vào đó, ta phải những tệp tin audio tử các trang web khác vào trang web thông qua phần tử nhúng.
3.2. Tạo nội dung văn bản
Nội dung văn bản chiếm khá nhiều phần nội dung trong thân trang web. Văn bàn có thể là đoạn văn bản thông thường, danh sách có thứ tự, không có thứ tự hoặc bảng biểu,... Để tạo văn bản, các phần mềm đều cung cấp khung soạn thảo văn bản (textbox) hoặc một số mẫu có sẵn như bài bảo, tin tức, giới thiệu về người... Các đối tượng danh sách, bảng biểu cũng có mẫu sẵn trong phần mềm. Sau khi nhập nội dung cho các đối tượng này, ta có thể tuỳ chỉnh màu sắc, kích thước, cỡ chữ, kiểu chữ.... theo mong muốn.
3.3. Tạo biểu mẫu
Biểu mẫu là thành phần quan trọng trong một website, giúp trang web nhận thông tin từ người dùng. Biểu mẫu cũng được coi là một khối trong phần thân trang web. Biểu mẫu gồm các phần tử như ở văn bản (text hoặc textarea), nút chọn (radio), hộp kiểm (checkbox), nút bấm (button), hộp chọn (select)... Tuy nhiên, các mẫu được cung cấp sẵn bởi phần mềm thường đơn giản, chủ yếu gồm các ô văn bản và nút bấm.
Để tạo biểu mẫu, ta có thể tạo từ đầu một cách thủ công hoặc chọn các mẫu có sẵn, sau đó tuỳ chỉnh cho phù hợp. Tuỳ thuộc các trường thông tin của biểu mẫu, người tạo trang web có thể lựa chọn đối tượng phù hợp để thêm, sửa hoặc xoá trong biểu mẫu. Một số thông tin cần bổ sung cho các đối tượng này như tiêu đề, nội dung mặc định, màu chữ, màu nền....
Đối với các phần mềm trực tuyến, có thể nhúng các biểu mẫu soạn sẵn từ các phần mềm khác như Google Forms, Microsoft Forms.
3.4. Nhúng các nội dung bên ngoài
Nhiều nội dung trên các trang mạng xã hội, video từ YouTube, bản đồ chỉ dẫn từ Google Maps hay từ trang web khác cần được trích dẫn lại để đảm bảo bản quyền của tác giả hoặc tiết kiệm không gian lưu trữ của website. Khi đỏ, nhúng các nội dung này là lựa chọn phù hợp đối với người tạo trang web. Để làm điều này, ta chọn chức năng nhúng (embed) và xác định URI. tới nội dung cần nhúng. Khi đó, một khối được tạo ra và hiển thị nội dung được nhúng độc lập với các nội dung khác trong trang web.
4. Xem trước và xuất bản trang web
4.1. Xem trước
Trước khi xuất bản trang web, ta có thể sử dụng chế độ xem trước (Preview) để xem trang web của mình hoạt động đúng như mong đợi trên các thiết bị khác nhau. Khi đang ở chế độ chỉnh sửa, ta chọn chế độ xem trước để xem được cách hiển thị cũng như hoạt động của trang web trên thực tế.
Các phần mềm cho phép lựa chọn xem trước trên một số thiết bị như máy tính (máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay), máy tính bảng và điện thoại.
Nếu phát hiện lỗi, ta quay trở lại chế độ chính sửa để hoàn thiện trang web.
4.2. Xuất bản
Xuất bản trang web là quá trình tạo website ở các định dạng khác nhau để có thể chia sẻ đến nhiều người. Các phần mềm đều cung cấp một số tuỳ chọn xuất bán như sau:
– Tạo ra một tên miền con miễn phí trên tên miền của phần mềm tạo trang web đang được sử dụng.
– Với phần mềm ngoại tuyển, các trang web có thể được xuất bản dưới dạng file html và lưu dự án trên máy tính cá nhân.
Ta cũng có thể thiết lập một số cài đặt xuất bản như bảo mật, đặt trang chủ của website theo mong muốn. Sau khi xác nhận, phần mềm sẽ tiến hành xuất bản và cung cấp địa chỉ để ta truy cập trang web đã xuất bản .