Chủ Đề 12A:
MÁY TÍNH & XÃ HỘI TRI THỨC
GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
MÁY TÍNH & XÃ HỘI TRI THỨC
GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- Trình bày được khái niệm cơ bản về Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
- Đưa ra được các ví dụ minh họa về những ứng dụng tiêu biểu của AI, bao gồm: hệ thống điều khiển tự động, chẩn đoán bệnh trong y học, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, cũng như các trợ lý ảo.
- Xác định được các lĩnh vực trong khoa học công nghệ và đời sống đã và đang đạt được những bước tiến lớn nhờ sự phát triển của AI, như y tế, giao thông, giáo dục, và thương mại điện tử.
- Minh họa một hệ thống AI với khả năng sở hữu tri thức, thực hiện suy luận logic và học hỏi từ dữ liệu, qua một ví dụ cụ thể.
- Đưa ra cảnh báo về những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn của sự phát triển AI trong tương lai, nhằm đảm bảo an toàn và đạo đức.
- Hướng dẫn cách kết nối máy tính (PC) với các thiết bị số phổ biến như điện thoại thông minh, TV kết nối Internet, vòng đeo tay thông minh, và thiết bị thực tế ảo để tận dụng tiện ích của công nghệ.
Tác giả: rawpixel.com / Busbus
Nguồn: MONA MEDIA
1. Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence)
Bằng sáng chế đầu tiên cho việc phát minh ra điện thoại xảy ra vào năm 1876, và sau đó, khái niệm AI đã được xuất hiện. Mặc dù khái niệm này đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ trước đó nhưng cho đến năm 1950, nhiều người vẫn chưa biết đến thuật ngữ này. John McCarthy, người được biết đến với tư cách là người sáng lập trí tuệ nhân tạo đã đưa ra thuật ngữ về 'Trí tuệ nhân tạo AI' vào những năm 1955.
McCarthy cùng với Alan Turing, Allen Newell, Herbert A. Simon và Marvin Minsky được biết đến như những cha đẻ của AI. Cụ thể, năm 1955, GS. Jonh McCarthy đưa ra định nghĩa về ngành Trí tuệ nhân tạo là "khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh". Một năm sau, hội thảo ở Đại học Dartmouth (Mỹ) quy tụ nhiều nhà khoa học máy tính trên thế giới được xem là sự kiện ra đời ngành Trí tuệ nhân tạo. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
1.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Có nhiều định nghĩa theo các cách tiếp cận khác nhau về AI, theo cách hiểu thông thường: Trí tuệ nhân tạo là khả năng của máy tỉnh có thể làm những công việc mang tỉnh trì tuệ con người, như khả năng học, khả năng suy luận, khả năng hiều ngôn ngữ tự nhiên, khả năng giải quyết vẫn để....
Một định nghĩa khác là: Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (tiếng Anh: artificial intelligence), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc chủ(hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề".
Mục đích: xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người.
1.2. Các đặc trưng của trí tuệ nhân tạo
Dưới đây là một số tính năng mà AI mang lại, khiến nó trở nên đặc biệt và mang tính cách mạng:
- Thay thế, loại bỏ các công việc buồn tẻ, nhàm chán
- Có khả năng thu nhập dữ liệu
- Có thể bắt chước nhận thức, hành vi của con người
- Dự đoán tương lai
- Phòng chống thiên tai
- Nhận dạng khuôn mặt và Chatbot
Cụ thể thì các đặc trưng để nhận biết trí tuệ nhân tạo gồm:
- Khả năng học: Khả năng khải quát, trích rút ra các trì thức (mô hình, luật,...) từ dữ liệu và sử dụng trì thức đó đề ra quyết định hợp lí. Ví dụ, các phần mềm nhận dạng ảnh chữ viết, phần mềm dịch tự động, nhận dạng khuôn mặt....
- Khả năng suy luận: Vận dụng quy tắc suy luận và tri thức có từ trước để đưa ra kết luận hoặc quyết định. Ví dụ, phần mềm hệ chuyên gia y tế MYCYN cho phép người dùng đưa vào cơ sở tri thức gồm các luật dạng “nếu có các triệu chứng A1, A2, ... thì bị bệnh B", sau đó người dùng cung cấp các triệu chứng của người bệnh, hệ thống sẽ chẩn đoán người bệnh có thể mắc những bệnh gì.
- Khả năng nhận thức: Cảm nhận (phân tách) và hiểu biết (xử lí) về môi trường xung quanh thông qua cảm biến hoặc thiết bị đầu vào. Ví dụ, hệ thống điều khiển xe tự lái nhận biết các vật xung quanh thông qua các cảm biến gắn trên xe.
- Khả năng hiểu ngôn ngữ: Giao tiếp được với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm việc đọc, hiểu và diễn giải bằng văn bản và tiếng nói. Ví dụ, tra cứu thông tin trên Internet thông qua tương tác trợ lí ảo được tích hợp trên điện thoại thông minh.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Phối hợp các khả năng để giải quyết tỉnh huống phức tạp hoặc tối ưu theo mục tiêu đặt ra. Ví dụ, tối ưu lịch học của toàn trường theo lịch cá nhân của từng giáo viên khi sắp xếp thời khoá biểu cho một trường học.
1.3. Phân loại trí tuệ nhân tạo
Dựa trên mức độ mô phỏng trí tuệ người, AI được chia thành 2 loại:
- AI hẹp (Artificial Narrow Intelligence - ANI) được xây dựng để giải quyết các nhiệm vụ nằm trong phạm vi của một lĩnh vực. AI hẹp, còn được gọi là AI yếu, là ứng dụng của công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra một hệ thống hoạt động hiệu quả có thể sao chép - và thậm chí vượt trội hơn - trí thông minh của con người cho một mục đích chuyên dụng. Sau đây là một số ví dụ điển hình:
Hệ thống nhận dạng hình ảnh và khuôn mặt . Các hệ thống này, bao gồm cả hệ thống được các công ty truyền thông xã hội như Facebook và Google sử dụng để tự động nhận dạng mọi người trong ảnh, là các dạng AI yếu.
Chatbot và trợ lý đàm thoại. Bao gồm các trợ lý ảo phổ biến như Google Assistant, Siri và Alexa. Ngoài ra còn có các chatbot dịch vụ khách hàng đơn giản hơn, chẳng hạn như bot hỗ trợ khách hàng trả lại hàng cho cửa hàng bán lẻ.
Xe tự lái. Xe tự hành hoặc bán tự hành, chẳng hạn như một số mẫu xe Tesla và máy bay không người lái tự hành, thuyền và rô-bốt nhà máy, đều là ứng dụng của AI hẹp.
Các mô hình bảo trì dự đoán. Các mô hình này dựa vào dữ liệu từ máy móc, thường được thu thập thông qua cảm biến, để giúp dự đoán thời điểm một bộ phận máy có thể hỏng và cảnh báo người dùng trước.
Công cụ đề xuất . Các hệ thống dự đoán nội dung mà người dùng có thể thích hoặc tìm kiếm tiếp theo là các dạng AI yếu.
- AI rộng (Artificial General Intelligence - AGI) được xây dựng nhằm thực hiện các công việc trí tuệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc trưng là khả năng học từ dữ liệu mới, khả năng hành động có ý thức không phụ thuộc vào con người. Phát triển một Al như vậy là một quá trình nghiên cứu lâu dài trong tương lai. Hiện nay ChatGPT đang phát triển theo hướng này, nhưng chưa thể được coi là Al rộng được. Chừng nào một hệ thống vượt qua Bải kiểm tra Turing thì mới được coi là AI rộng (Bài kiểm tra Turing nói rằng, nếu cho máy trao đổi một cách tự nhiên và một người thông qua một ngôn ngữ nào đó mà không nhìn thấy nhau, nếu người tham gia cuộc nói chuyện không phân biệt được mình đang trao đổi với người hay máy thì lúc đó máy sẽ được coi là có trí tuệ nhân tạo).
1.4. Một số lĩnh vực nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo là ngành khoa học lớn, gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhân nâng cao trí tuệ của máy tính. Có thể chia thành 4 lĩnh vực chính: Học máy, Thị giác máy tính, Al tạo sinh, Xử lí ngôn ngữ tự nhiên.
2. Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống
2.1. Một số lĩnh vực phát triển nhờ ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
Các lĩnh vực khoa học trong đời sống được nâng cao là nhờ có ứng dụng của Al, một số lĩnh vực phát triển nhờ ứng dụng của AI có thể kể đến như:
- Trong giáo dục: cá nhân hoá và đánh giá kết quả học tập giúp người học xây dựng được kế hoạch học tập cho bản thân. Trong tổ chức kì thi, phần mềm giám sát trong các kì thi được tích hợp AI nhằm giảm thiểu nguy cơ gian lận.
- Trong y tế: việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng với các hệ thống dự đoán cho kết quả có tỉ lệ chính xác cao, rút ngắn thời gian sàng lọc và định hưởng điều trị kịp thời cho người bệnh.
- Trong sản xuất: tối ưu hoá quá trình thực hiện trong các ngành công - nông - ngư nghiệp nhằm năng cao hiệu quả của sản phẩm. Phân loại, kiểm tra chất lượng. thậm chí là quản lí chuỗi cung ứng cũng là một ứng dụng quan trọng của AI.
- Truyền thông cũng là một lĩnh vực mà AI đang được sử dụng để tạo ra các nội dung truyền thông mới và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông. AI được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng, đưa ra các đề xuất về nội dung và hình thức truyền thông phù hợp. AI cũng đã trở thành một “trợ lý” đắc lực giúp các doanh nghiệp trong việc phân tích tình hình đối thủ và thị trường, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược truyền thông của mình. Các công ty truyền thông cũng sử dụng AI để tự động tạo ra các bài viết và bài phát biểu, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng nội dung.
2.2. Tác động của trí tuệ nhân tạo đến con người
Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó. Hiện nay, AI được sử dụng từ giúp con người chụp ảnh trên điện thoại thông minh tốt hơn, phân tích tính cách của đối tượng trong các cuộc phỏng vấn xin việc, cho đến việc mua một chiếc bánh “sandwich” mà không cần phải trả tiền mặt cho nhân viên thu ngân. Nó cũng ngày càng trở nên phổ biến và gây ra không ít tranh cãi khi nó được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch. Sự phát triển vượt bậc của Al với tốc độ nhanh chóng đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống của con người. Tuy nhiên, việc phát triển không tuân thủ theo các ràng buộc dẫn đến nảy sinh một số vấn đề:
- Đạo đức và tính đúng đắn: Phát triển và sử dụng Al cần phù hợp với các chuẩn mực về tri thức khoa học và đạo đức con người. Dữ liệu huấn luyện đúng đắn là yếu tố tiên quyết để xây dựng Al chuẩn mực. Ví dụ, hệ thống chatbot có những phản hồi mang tính phân biệt một nhóm người thiểu số.
- An ninh mạng: Hiện nay, Al được xây dựng trực tuyến có khả năng truy tìm, khởi tạo, mô phỏng hành động hoặc một thực thể với tỉ lệ chính xác cao. Lợi dụng đặc điểm đó, tội phạm số thực hiện các hành vi gây nguy hại. Ví dụ, đối tượng lừa đảo sử dụng Al để giả giọng, hình ảnh người thân của nạn nhân để lừa đảo dưới hình thức vay tiền trực tuyến.
- Quyền riêng tư: Việc thu thập một lượng dữ liệu cá nhân (thông tin cá nhân, lịch sử hoạt động...) trên môi trường số giúp đưa ra những gợi ý phù hợp cho người sử dụng. Al có thể bị lạm dụng để thu thập dữ liệu phục vụ vào những mục địch vì phạm đạo đức hoặc trái pháp luật. Ví dụ, hệ thống đề xuất sản phẩm trên sản điện tử có thể bị lợi dụng để thu thập các thông tin mua sắm mang tỉnh riêng tư của người dùng.
- Việc làm: Làm việc liên tục, phục vụ được nhiều đối tượng cùng một lúc, thậm chí làm nhiều công việc mang tính sáng tạo cao là những khả năng mà Al ngày nay có thể thực hiện, điều này làm một số công việc sẽ bị thay thế trong tương lai. Ví dụ, công việc chăm sóc khách hàng có thể thay thế bằng các chatbot Al.
- Bản quyền tác giả đối với các sản phẩm số, các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra cũng một vấn đề gây nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía xã hội.